June-2023_w2

★ ★ ★

Các bài viết sưu tầm: June 09, 2023

1

Đàn ông, Đàn bà & Mặt trăng.

Hakuri Murakami, Le meutre du commandeur.

© Từ Thức.

Nguồn: © tuthuc-paris-blog (2021)

book-cover

Le Meurtre du Commandeur (Book cover). © barnesandnoble.com.

Trong cuốn tiểu thuyết trường giang mới nhất của Hakuri Murakami, Le meutre du commandeur, vừa ấn hành ở Paris (*), nhân vật chính, bị vợ bỏ, nói về bà vợ, “Tôi không hiểu một chút gì về nàng. Giống như những người, mỗi tối, ngửng đầu nhìn trăng nhưng mù tịt về chị Hằng.”

Các nhà văn Á Châu không hiểu gì về mặt trăng, nhưng nói nhiều về mặt trăng, không hiểu gì về đàn bà, nhưng ít nói về đàn bà. Không dám bàn tới đàn bà, bởi vì, đối với họ, thế giới phụ nữ còn xa lạ hơn cả mặt trăng. Nói về trăng, nếu có nhăng cuội cũng không ai cãi.

Không một nhà thơ Đường nào không nói về trăng. Ít nhà thơ Nhật nào không nghĩ tới, không viết về trăng. Và, với truyền thống bắt chước của người mình, trăng lai láng trong thi phú Việt…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

2

Công Trình Vãn Hồi Sách Báo Miền Nam VNCH.

48 Năm Sau Nhìn Lại. Công Trình Vãn Hồi Sách Báo Miền Nam
& Nghiên Cứu Kinh Nghiệm Kiến Quốc 1955-1975 Của VNCH.

© Trùng Dương.

Nguồn: © Cựu HS Tống Phước Hiệp Vĩnh Long (05/2023)

bia-sach-KNKQ-55-75

Bìa sách KNKQ 55-75 © tusachtre (van-hoc)

Vào buổi sáng ngày 1 tháng 5 cách đây 48 năm, tôi thức dậy trong căn lều nhà binh mới dựng hôm trước trong trại Camp Pendleton ở Nam California, cỏ còn cao quá đầu gối, chỉ mới có tôi và hai đứa con nhỏ, 9 và 2 tuổi. Mấy mẹ con được lùa vào đây nửa đêm hôm trước từ chiếc xe buýt đón chúng tôi đến từ Guam tại phi trường Los Angeles. Tôi nhìn ra những ngọn đồi thoai thoải phủ thảm hoa vàng giữa cái lạnh rơi rớt từ mùa đông vừa qua, nghe trong đầu câu hát Lòng thật bình yên mà sao buồn thế / Giật mình nhìn tôi ngồi khóc bao giờ…

Có điều tôi không đang khóc. Mắt tôi ráo hoảnh. Tôi nhìn vào chính tôi, vào hồn của mảnh đất miền Nam thân yêu, nơi tôi lớn lên từ năm 1954 sau khi cha mẹ tôi mang chúng tôi 11 anh chị em chạy nạn cộng sản vào lập nghiệp. Đây cũng là nơi ra đời của một quốc gia mới mẻ, mang tên Việt Nam Cộng Hòa, được sự hỗ trợ tận tình của một Hoa Kỳ thời hậu Đệ Nhị Thế Chiến đã trở nên hùng mạnh nhất thế giới, và của các bạn đồng minh trong khối tự do, những quốc gia đã chịu ơn nước Mỹ giúp tái thiết thời hậu chiến. Không thể phủ nhận, đã hẳn, Hoa Kỳ thoạt kỳ thủy đã có chủ ý coi VNCH là “tiền đồn cuối cùng” để ngăn chặn làn sóng đỏ tưởng bách chiến bách thắng hồi ấy.

Song người Việt miền Nam chúng ta coi đây là cơ hội ngàn năm một thuở để xây dựng một xã hội tự do dân chủ thực sự đầu tiên trong lịch sử của hàng ngàn năm, nếu không là sống trong chế độ quân chủ chuyên chế thì là bị đô hộ bởi ngoại nhân. Người miền Nam không coi nhẹ nền Cộng Hòa còn rất phôi thai này. Trong khói lửa mịt mù và một bối cảnh chính trị nhiều biến động, họ vẫn kiên trì xây dựng và vun sới cho mảnh đất tự do nhỏ bé này…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Vài hàng về Trùng Dương

Trùng Dương (Nguyễn Thị Thái) quê ở Sơn Tây, là Chủ nhiệm nhật báo Sóng Thần (Sài Gòn, 1971-75). Cô là tác giả của nhiều truyện ngắn, tiểu thuyết, tác phẩm phi hư cấu, phóng sự …, và một vở kịch ba màn “Các con tôi đã về” (1978). Từ năm 1975, tại Hoa Kỳ, cô tốt nghiệp cử nhân và sau đại học chuyên ngành báo chí, công vụ và các vấn đề quốc tế, Đại học bang California, Sacramento. Cô làm phóng viên cho “The Mountain Democrat”, Placerville, Calif., từ 1991 đến 1993; sau đó hợp tác với The Record, Stockton, Calif. Nghỉ hưu năm 2006, cô hiện đang cư trú tại Oregon.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ 50 Năm ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’, 1972 – 2022 – Ký sự ‘Đi nhặt xác đồng bào Quảng Trị trên Đại lộ Kinh hoàng’ (Trùng Dương).‎‎ Ngày 30 tháng 3, 2022 năm nay đánh dấu tròn 50 năm ngày mở đầu chiến cuộc Quảng Trị khi khoảng 200,000 quân chính qui Cộng sản Bắc Việt cùng cả ngàn xe tăng lần đầu chính thức vượt Vùng Phi Quân Sự tràn qua vĩ tuyến 17 đánh chiếm Quảng Trị, xé nát Hiệp định Geneva 1954 và chấm dứt cuộc chiến bấy lâu vẫn dựa vào du kích Việt Cộng mà phần lớn đã bị tiêu diệt sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân 1968. Cuộc chiến này sử Mỹ ghi là Cuộc Tấn Công Mùa Phục Sinh (Easter Offensive), người Miền Nam quen gọi là Mùa Hè Đỏ Lửa (theo tựa một cuốn bút ký chiến trường của nhà văn Phan Nhật Nam)… Đọc tiếp @ Tạp Chí Da Màu

    ❖ Volodymyr Zelenskyy: phim trường, chính trường, chiến trường (Trùng Dương).

    ❖ “Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc” (Nguyễn Dịu Hương).‎‎ Điểm sách: Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc [The Republic of Vietnam, 1955-1975: Vietnamese Perspectives on Nation Building], Vũ Tường và Sean Fear biên soạn. Ithaca, NY: Cornell University Press, 2019.

“Rất nhiều phóng viên nước ngoài đã tường thuật về cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Nhưng dù họ đã từng làm việc đó bao nhiêu lâu hay họ có hiểu về đất nước này nhiều như thế nào, cuộc chiến không thể thấm vào tâm hồn họ giống như nó đã thấm vào những người con của đất Việt,” phóng viên chiến trường Vũ Thanh Thuỷ nhận định trong phần mở đầu bài viết của mình về một thực tế của lịch sử (tr. 128).

Quả thực muốn thấu hiểu cuộc chiến tranh này cần phải đi sâu tìm hiểu chính những người Việt Nam đã trải nghiệm thời đại lịch sử ấy trên quê hương máu thịt của họ, cần phải lắng nghe chính những người góp phần làm nên lịch sử phản ánh những gì họ coi là quan trọng với cuộc đời họ, với thời đại của họ. Đây cũng là điểm cốt lõi làm nên giá trị của cuốn tuyển tập Việt Nam Cộng Hoà, 1955-1975: Kinh Nghiệm Kiến Quốc mới được xuất bản cuối năm 2019…    Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

    Kiến thiết quốc gia, thế hệ nằm xuống, những mất mát và những giấc mộng vỡ (Dương Như Nguyện). Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ xin giới thiệu một hồi ký viết với thể loại “siêu hư cấu” (meta-fiction), với đặc trưng là tính bất định về mặt hình thức (formal uncertainty) và tính tự phản tư (self-reflexivity) của nhà nghiên cứu, nhà văn Dương Như Nguyện. Tác phẩm này ghi lại một ký ức trầm tư về lịch sử kiến quốc thời kì Việt Nam Cộng Hòa, bằng cách kết hợp cách viết tiếng Việt (Phần I) và cách viết tiếng Anh (Phần cuối), văn phong cybertext/ergodik, đặt liên kết máy tính, tranh minh họa và hình ảnh trong hồi ký…    Đọc tiếp @ https://usvietnam.uoregon.edu

    Thử phác họa một nghiên cứu về tinh thần cộng hòa trong lịch sử Việt Nam hiện đại (Nguyễn Lương Hải Khôi). Quá trình hình thành và phát triển của tinh thần cộng hòa đầu thế kỷ 20 đã ảnh hưởng như thế nào đến các lựa chọn chính trị ở Việt Nam từ giữa thế kỷ 20 trở đi? Cuộc xung đột ý thức hệ giữa hai phái cộng sản và cộng hòa trong nội bộ chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1948 cho thấy tinh thần cộng hòa đã trưởng thành ở Việt Nam vào giai đoạn đó, và như vậy, có thể đặt ra giả thuyết là ở Việt Nam, tinh thần cộng hòa đã ra đời và phát triển trước đó… Đọc tiếp @ University Oregon

    ❖ Phạm Kim Ngọc: “Một con người và kinh tế gia can đảm”.‎‎

    ❖ Tạp chí Nghiên cứu Việt Mỹ, Đại học Oregon, xin giới thiệu bộ tư liệu về ba Đảng phái quốc gia Việt Nam giai đoạn nửa đầu và giữa thế kỷ 20: Việt Nam Quốc dân Đảng, Đại Việt Quốc dân Đảng và Đảng Duy Dân. TẠI ĐÂY (US Vietnam Review)

3

Chúa Nguyễn và Vương triều Nguyễn.

Từ Thế Kỷ 16 Đến Thế Kỷ 19.

© Hoàng Tuấn Phổ.

Nguồn: © huongduongtxd.com

ban-do-Vietnam-Nha-Nguyen

Bản đồ Vietnam 1938 © wiki

Huyện Tống Sơn xưa chỉ là một dải đất nhỏ hẹp, càng thêm chật hẹp bởi núi liên chi, đồi bát úp. Đây là hình ảnh tiêu biểu nhất của Thanh Hoá, cả ba miền rừng núi, trung du, và đồng chiêm trũng cùng hoà hợp trên một vùng đất cổ. Có lẽ họ Lê (tổ tiên của tuyên uý Lê Huấn) đến trước chọn nơi cát địa nhất, lập lên trang Bái Nại rồi hương Đại Lại, lưng tựa vào dãy núi Ông Lâu hình long ngai, hướng nhìn ra sông Lèn vòng tay ôm phía trước.

Năm 1336, Lê Quý Ly sinh ở mảnh đất “phát vương” này để thành Hồ Quý Ly, ông vua nhiều danh tiếng cũng lắm tai tiếng. Họ Nguyễn (tiên tổ của Bình Ngô khai quốc công thần Nguyễn Công Duẩn) hẳn là đến sau, không ngại rừng thiêng nước độc, lập trại ấp Bái Nại, phát triển thành Bái Trang, sau là Gia Miêu Ngoại Trang ở một góc khuất hoang vắng, nơi núi Bái Sơn dáng rồng nằm gặp dãy Tam Điệp như đàn hổ dữ đuổi theo hai con trâu chạy ra tận sát mép biển Đông (1).

Họ Nguyễn đến đây từ bao giờ? Họ bí mật chui qua lỗ đơm đó của ông Khổng Lồ trên đèo Ba Dọi hiểm trở, hay đàng hoàng vượt biển Thần Phù sóng gió rồi ngược dòng Tống Giang lên Bái Sơn?

Vua Gia Long nói:

– Tổ tiên ta công đức chứa chồng, có hơn ngàn năm, nhưng thế đại xa cách, sự tích thiếu sót. (2) Và họ Nguyễn cũng chỉ truy tầm để truy phong đến đời ông nội Nguyễn Hoàng là Nguyễn Hoằng Dụ, thân phụ Nguyễn Kim. Địa danh Gia Miêu đã thấy nói đến ở đời Lê Thái tổ, với ba “trang” Gia Miêu Ngoại, Gia Miêu Nội, Gia Miêu Thượng, trong đó, Gia Miêu Ngoại là “anh cả”. Chữ “Gia Miêu” 嘉苗 là mạ (cấy lúa). Tổ tiên Nguyễn Công Duẩn đã sớm biến cả một vùng sơn lam chướng khí, nước độc hoá nước lành, đất chua thành đất ngọt để xây nên những đồng lúa tốt. Chắc chắn lương thực gia đình họ Nguyễn phải tích luỹ qua nhiều đời, giàu hơn cả Lê Lương giáp Bối Lý thời Đinh Lê, mới đủ cung cấp cho nghĩa quân Lam Sơn nhiều vạn thạch lương trong suốt 10 năm kháng chiến…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Đi tìm sự thực lịch sử về vua Gia Long (Thụy Khuê).‎‎ Một ngày mùa xuân năm 2014, tôi lên khu La Tinh, vào hàng sách quen, xuống hầm tìm sách cũ, tình cờ thấy một bộ sách quý, nhưng có lẽ không ai để ý, và cũng không có người mua, nên họ bán son. Như kẻ bắt được vàng, tôi mua ngay. Đó là bộ sách đồ sộ: Histoire de la Mission de Cochinchine 1658-1823 (Lịch sử truyền giáo ở Nam Hà 1658-1823) gồm 4 cuốn, do linh mục Andrien Launay sưu tập những thư từ của các giáo sĩ đến truyền đạo ở nước ta (và một phần nhỏ về Miên, Lào), gửi về cho các vị lãnh đạo của họ trụ trì tại tu viện Macao, là chi nhánh của Hội Thừa Sai Roma, trong hai thế kỷ…

Đi sau vua Gia Long hơn hai thế kỷ. Dường như chúng ta vẫn chưa khôi phục được tinh thần tự tin, tự chủ, khi trực diện với người ngoại quốc mà vị Hoàng Đế đầu tiên của triều Nguyễn đã khai phóng… Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

   ❖ Petrus Key Là Ai? (TS Vũ Ngự Chiêu) Petrus Key, sau này đổi thành Petrus Trương Vĩnh Ký, P.J.B. Trương Vĩnh Ký, Sĩ Tải Trương Vĩnh Ký, hay Petrus Ký, thường được coi như một văn hào của miền Nam dưới thời Pháp thuộc. Có người xưng tụng Petrus Key như “đại ái quốc,” “đại học giả,” “bác học,” thông thạo tới “26 thứ tiếng… Đọc tiếp @ © https://hopluu.net (08/2019)

   ❖ Nguyễn Ánh – Gia Long – Tây Sơn – Và thực dân Pháp (Nguyễn Lê) Bá Đa Lộc có công giúp chúa Nguyễn trong những ngày đầu gian khổ, khi phải trốn lánh cuộc truy sát của quân Tây Sơn. Tuy nhiên, nhiều cây bút Pháp, trong đó có Charles B. Maybon, tác giả quyển Histoire moderne du pays d’Annam 1592-1920 – Paris 1920 và linh mục Léopold Cadière, chủ bút Tập san Đô thành Hiếu cổ (BAVH), đã đề cao một cách quá đáng vai trò của Giám mục Bá Đa Lộc trong thời kỳ này nhằm gián tiếp nói rằng nếu không có ông, Nguyễn Ánh sẽ không thể tồn tại và tất nhiên cơ nghiệp của nhà Nguyễn sẽ không thể có như chúng ta đã thấy… Đọc tiếp @ Báo Quốc Dân (06/2022)

   ❖ Đọc “Vua Gia Long & Người Pháp” của Thụy Khuê (Nguyễn Minh – Adelaide) − “Các nhà nghiên cứu thuộc địa (Pháp) đã xây nên một thứ huyễn sử, trong đó Bá Đa Lộc có công tột đỉnh, đứng đầu tổ chức, mua súng ống, tàu chiến, chiêu mộ các “sĩ quan” và binh lính Pháp về giúp Nguyễn Ánh. Các “sĩ quan” này không những đã lập chiến công rực rỡ mà còn làm tàu chiến, dựng nền pháo binh và tổ chức quân đội theo lối Tây phương, xây dựng những thành trì kiến trúc kiểu “Vauban” trên toàn thể nước Việt…” Nguyễn Minh, Nhà giáo – Dịch giả, Adelaide Australia @ viet-studies.net (Viewed 30/06/22)

    ❖ Vai Trò Của Giám Mục Bá Đa Lộc Trong Cuộc Nội Chiến Nhà Nguyễn-Nhà Tây Sơn.‎‎ Trong cuộc nội chiến kéo dài hơn 30 năm giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn (1771-1802), Giám mục Bá Đa Lộc là người phương Tây có mặt lâu nhất, từ năm 1776 đến ngày ông qua đời (1799). Ông sát cánh, hỗ trợ chúa Nguyễn Ánh khi còn là một thiếu niên mới 15 tuổi cho đến những ngày cuộc nội chiến đã nghiêng phần thắng lợi về phía nhà Nguyễn.

Song vị trí của Bá Đa Lộc trong cuộc chiến dằng co đó như thế nào, nhất là mối quan hệ giữa ông ta với Nguyễn Ánh ra sao, có nhiều sự miêu tả, nhận định rất khác nhau, trong đó có những cách thổi phồng, phóng đại vai trò của vị giám mục này, trao cho ông ta một vai trò quá lớn trong cuộc nội chiến, vô tình hạ thấp tính độc lập, quyết đoán của một con người đầy bản lãnh như Nguyễn Ánh… Nguồn @ triviet.news (Viewed 15/02/22)

    ❖ Bảo Đại trao kiếm giả cho ‘cách mạng?’ (Phạm Cao Phong).‎‎

    ❖ Chiếu thoái vị của Hoàng Đế Bảo Đại vị vua cuối cùng nhà Nguyễn (25/08/1945).‎‎ “Vì hạnh phúc của dân tộc Việt Nam. Vì nền độc lập của Việt Nam. Để đạt hai mục đích ấy, Trẫm tuyên bố sẵn sàng hy sinh tất cả, và ước mong rằng sự hy sinh của Trẫm đem lại lợi ích cho Tổ quốc. Nhận định rằng sự đoàn kết của toàn thể đồng bào chúng ta vào giờ phút này là một sự cần thiết cho Tổ quốc chúng ta, ngày 23 tháng 8, Trẫm đã nhắc lại cho toàn thể nhân dân ta là: Ở giờ phút quyết định này của Lịch sử, đoàn kết có nghĩa là sống, mà chia rẽ là chết…

Trước khi từ giã ngai vàng, Trẫm chỉ có ba điều muốn nói:

— Thứ nhất: Trẫm yêu cầu tân chính phủ phải giữ gìn lăng tẩm và miếu mạo của hoàng gia.

— Thứ hai: Trẫm yêu cầu tân chính phủ lấy tình huynh đệ đối xử với các đảng phái, các phe nhóm, các đoàn thể đã chiến đấu cho nền độc lập của đất nước, mặc dù không theo cùng đường hướng dân chủ của mặt trận, như vậy có thể giúp cho họ được tham gia vào sự kiến thiết đất nước, và chứng tỏ rằng tân chế độ đã được xây dựng trên tình đoàn kết dứt khoát của toàn thể nhân dân.

— Thứ ba: Trẫm yêu cầu tất cả các đảng phái, các phe nhóm, tất cả các tầng lớp xã hội cũng như toàn thể hoàng gia phải đoàn kết chặt chẽ để hậu thuẫn vô điều kiện cho Chính phủ Dân chủ Cộng hòa, hầu củng cố nền độc lập quốc gia…”   Đọc tiếp @ hoangtran204 (01/09/2022)

    ❖ Hồi ký của Bảo Đại “Con Rồng Việt Nam.” Cuốn hồi ký của Bảo Đại (vị vua cuối cùng của Việt Nam) Bảo Đại (chữ Hán: 保大, 22 tháng 10 năm 1913 – 31 tháng 7 năm 1997), tên khai sinh: Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy (阮福永瑞), là hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ trong lịch sử Việt Nam…   Đọc tiếp hay tãi về máy Hồi ký này @ TẠI ĐÂY

    ❖ Một Cơn Gió Bụi (Hồi ký Trần Trọng Kim). Từ trước tôi không biết vua Bảo Ðại là người như thế nào. Vì trong thời bảo hộ của nước Pháp, hình như ngài chán nản không làm gì cả, chỉ săn bắn và tập thể thao. Hôm mùng 7 tháng tư tôi vào yết kiến thấy có vẻ trang nghiêm và nói những điều rất đúng đắn. Vua Bảo Ðại nói, “Trước kia người mình chưa độc lập. Nay có cơ hội, tuy chưa phải độc lập hẳn, nhưng mình cũng phải tỏ ra có đủ tư cách để độc lập. Nếu không có chính phủ thì người Nhật bảo mình bất lực, tất họ lập cách cai trị theo thể lệ nhà binh rất hại cho nước ta. Vậy ông nên vì nghĩa vụ cố lập thành một chính phủ để lo việc nước…”   Đọc tiếp hay tãi về máy Hồi ký “Một Cơn Gió Bụi” @ TẠI ĐÂY

    ❖ Vua Gia Long Và Người Pháp (Thụy Khuê).

‎‎

    – Thân mời đọc trực tiếp tác phẩm biên khảo “Vua Gia Long Và Người Pháp” của Thụy Khuê @ TẠI ĐÂY (Nguồn: thuvienpdf).

    – Hay tãi về máy TẠI ĐÂY (Tài liệu biên khảo gồm 27 chương, gần 800 trang, cho nên bà con có thể tãi về máy ở đường link này. NNQ)

Gia Long tẩu quốc

(Viewed 05/06/2023)

bia-sach-GLTQ

Gia Long Tẩu Quốc. © wiki

    – TẬP I

    – TẬP II

    – TẬP III

    – TẬP IV

    – TẬP V

Gia Long tẩu quốc là một tiểu thuyết dã sử của tác giả Tân Dân Tử được khởi thảo vào năm 1928 và hoàn thành trong năm 1929, đến năm 1930 đem in tại nhà Bảo Tồn (Chợ Lớn). Tiểu thuyết này gồm 27 hồi, chia làm 5 tập và đã được công chúng văn chương ái mộ tới mức nhà Xưa Nay phải tái bản nhiều lần vào năm 1932… Thân mời đọc tiểu thuyết lịch sử này theo đường dẩn sau (Google Drive): (định dạng PDF – Scan sách cũ. Viewed 16/05/2023) NNQ.

Trích lời tựa “Gia Long tẩu quốc – Tân Dân Tử.” Nước mình cũng một nước có lịch sử vẽ vang lắm vậy, song người mình, trừ ra một số người có học thức, có tham khão ít nhiều về lịch sử nước nhà thì không nói, còn ra vô số những hàng người, ngoài sân vọng cái bàn thờ Trương-đạo-Lang (Trương-thiền-Sư) trên trang treo bức hình ông Quan-Vỏ, hằng năm hương hỏa bất tuyệt. Chẳng may mở miệng ra, mở miệng ra thì nào là Lưu-kim-Đính giải giá Thọ-châu, Phàn-lê-Huê phá Hồng-thủy-Trận. Chớ chưa thường có mấy ai nhắc nhở đến, sùng bái đến cái ông Đinh-tiên-Hoàng, Lê-thái-Tổ, Trần-hưng-Đạo, Trưng-Trắc, Trưng-Nhị v.v… là những bực đả làm vẻ vang cho lịch sử nước nhà, bồi đấp cho non sông tổ quốc tự hồi nào… Thật củng một đều đáng thương tâm về sự khuyết điểm của anh em mình lắm vậy…   Nguồn @ TẠI ĐÂY (Viewed 19/05/23)

Gia Long Phục Quốc.

(Viewed 05/06/2023)

bia-sach-GLPQ

Gia Long Phục Quốc. © wiki

    – Gia Long Phục Quốc TẬP I.

    – Gia Long Phục Quốc TẬP II.

    – Gia Long Phục Quốc TẬP III

    – Gia Long Phục Quốc TẬP IV

Vua Gia Long, tên thật là Nguyễn Phúc Ánh, lên ngôi Hoàng đế tại Phú Xuân năm 1802. Được xem là vị vua thống nhất đất nước Việt Nam. Mặc dù lịch sử vẫn còn nhiều tranh luận về công, tội cũng như mối thù truyền kiếp giữa vua Gia Long và anh em nhà Tây Sơn, nhưng giang sơn Việt Nam ta có được như ngày hôm này chính là nhờ vào vị vua này.

Tân Dân Tử là bút hiệu của ông Nguyễn Hữu Ngỡi, một trong những tác giả tiên phong cho thể loại tiểu thuyết lịch sử Việt Nam ở giai đoạn đầu thế kỷ XX. Tân Dân Tử là người làng Tăng Nhơn Phú, huyện Thủ Đức, tỉnh Gia Định. Ông xuất thân trong gia đình có truyền thống Nho học. Ông nội là tú tài Hán học. Thân phụ cũng tinh thông chữ Hán, làm chức cai tổng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau chuyển sang học chữ Pháp. Sau khi tốt nghiệp trường Thông ngôn Sài Gòn, ông được bổ làm kinh lịch ở Chợ Lớn, về sau được thăng chức huyện hàm. Ngoài nhiệm vụ của một công chức, ông còn tham gia viết văn, viết báo. Theo GS. Nguyễn Huệ Chi, ông là một cây bút có các bài tản văn và thơ in khá sớm trên các báo quốc ngữ đầu tiên như Nông cổ mín đàm (Trong chén trà bàn chuyện nông thương), Lục tỉnh tân văn, Điện tín, v.v. Năm 1953, ông mắc bệnh phải nằm một chỗ hơn hai năm rồi mất tại Sài Gòn, hưởng thọ 80 tuổi (wiki).

Leave a comment