June-2023_w5

★ ✵✵✵ ★

Các bài viết sưu tầm: June 30, 2023

1

Đất Thủ Thiêm.

(P1) Giấc Ngủ Ba Trăm Năm.

© Võ Đắc Danh.

Nguồn: © Bauxite Vietnam (08/2020)

thu-thiem

Saigon & Thủ Thiêm (1898).. © wiki.

Hôm nay thấy cộng đồng mạng, đặc biệt là những bạn đồng nghiệp bày tỏ sự bất bình đối với hình thức kỷ luật những cán bộ liên quan đến tội ác thủ thiêm, đặc biệt là hình thức “phê bình ” ông Tất Thành Cang, lão nông xin đăng lại bút ký Đất Thủ Thiêm để góp phần làm rõ sự tương phản giữa nỗi đau hàng chục năm của bà con nơi đây và hình thức xử lý những kẻ đã làm nên tội ác. Có thể nói, đây là một bút ký dài nhất, được thực hiện kỳ công nhất trong cuộc đời cầm bút của lão nông, và không ít lần phải rơi nước mắt trên bàn phím (Võ Đắc Danh).

Kỳ I: Giấc Ngủ Ba Trăm Năm.

Tôi đã bỏ ra một thời gian khá lâu để sưu tầm tài liệu liên quan đến lịch sử vùng đất Thủ Thiêm, nhưng hầu như không tìm thấy tư liệu nào để có thể gọi là “bề dày lịch sử” của vùng đất này ngoài một vài trận chiến thời kỳ nhà Nguyễn cùng với những cuộc di dân cũng từa tựa như những cuộc di dân trên vùng đất phương Nam.

Song, điều đáng ngạc nhiên mà chưa thấy nhà nghiên cứu nào lý giải rằng vì sao chỉ cách trung tâm Sài Gòn có vài ba trăm mét bởi một con sông mà Sài Gòn – ngay từ khi chiếm được Nam Kỳ, người Pháp đã muốn biến Sài Gòn thành Hòn Ngọc Viễn Đông để cạnh tranh với các nước thuộc địa của Anh trong khu vực.

Những năm cuối thế kỷ 19 và đầu thế ký 20, dọc theo bờ sông Sài Gòn, cùng với thương cảng Bến Nghé, Bạch Đằng, hàng loạt công trình nguy nga đã được mọc lên trên đường Catinat (Đồng Khởi), Kênh Lớn (Nguyễn Huệ), Kênh Xáng (Hàm Nghi…) rồi đến nhà thờ Đức Bà, nhà hát Lớn, chợ Bến Thành… Sài Gòn đã trở thành thủ phủ của Đông Dương. Nhưng bên kia sông, cách Sài Gòm chỉ vài ba trăm mét, Thủ Thiêm như một vùng đất bị lãng quên…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

Võ Đắc Danh.

Võ Đắc Danh là một nhà văn, nhà báo, nhà viết kịch và là nhà đạo diễn phim tài liệu Việt Nam. Lĩnh vực ông tạo nên tên tuổi là các thể loại bút ký về cuộc sống của người dân Nam bộ, ông được biệt danh là người nông dân cầm bút vì các đề tài viết về cuộc sống của người nông dân hiện nay tại Đồng bằng sông Cửu Long (wiki)

Ghi chú:

(1) “Bắp non mà nướng lửa lò, đố ai ve được con đò Thủ Thiêm” (Võ Kỳ Điền)

(2) Bến Đò Ngang Cây Bàng, Thủ Thiêm (06/2022)

(3) Hồi ký Nguyễn Tấn Đời (vietnamvanhien.net – (Viewed 08/06/2023)

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

    ❖ Dự án Thủ Thiêm trước 1975 (Trang Nguyên).

    ❖ Thủ Thiêm cách đây gần 70 năm về trước (Góc Xưa Net 04/01/22).

    ❖ Thủ Thiêm: Nửa thế kỷ long đong quy hoạch (Tạp chí Kiến trúc – 18/12/17).

    ❖ Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ (Đô Thị Việt Nam, 20/03/2012).

    ❖ Việt Kiều, Việt Kẹt…

    ❖ Sau 42 năm.‎‎

   ❖ Đời cố nông.

    ❖ Nỗi Niềm U Minh Hạ.

Thân mời bà con xóm nhà lá đọc Bút ký “Đất Thủ Thiêm” của Võ Đắc Danh dưới đây. Thân (NnQ).

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ II)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ III)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ IV)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ V)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ VI)

    – Đất Thủ Thiêm (Kỳ VII)

2

Mưa Sài Gòn…

© TS Mai Thanh Triết | (2018)

Nguồn: © Hội Ái Hữu Petrus Trương Vĩnh Ký Úc Châu

mua-saigonẢnh minh hoa, (petruskyaus)

Tháng sáu trời mưa. Trời mưa tháng sáu! Bài hát xưa vẫn còn văng vẳng đâu đây…

Mùa mưa Sài Gòn hàng năm thường bắt đầu từ tháng năm. Mưa có làm dịu mát cơn nóng của mấy tháng trước đó, nhưng mưa lại làm cho sinh hoạt và cuộc sống của người dân ở nhiều vùng bị đảo lộn.

1. Ta cám ơn trời mưa hay trách cứ trời mưa?

Tất cả câu trả lời tùy thuộc vào tâm cảnh và suy nghĩ của từng lớp người nhìn từ nhiều góc độ khác nhau:

– Đối với những cặp tình nhân ở lứa tuổi đôi mươi, mưa sẽ là một dung môi, là phân bón làm cho cây tình yêu mau đâm chồi nảy lộc;

– Đối với người nông dân, mưa báo hiệu cho một vụ mùa sắp đến và nguồn thu hoạch trong vụ mùa tùy thuộc vào lượng nước và sự điều hòa của mùa mưa…

Đọc tiếp @ TẠI ĐÂY

TS Mai Thanh Triết, cựu học sinh Petrus Trương Vĩnh Ký niên khóa 1953-60. Tiến sĩ Hóa Học Đại học Besancon, Pháp. Giảng sư (Associate-Professor), Trưởng ban Hóa học, Đại học Sư phạm Sài Gòn, Việt Nam. Giám đốc nhà máy xử lý nước thải (Leachate Treatment Plant), BKK Corporation, West Covina, CA.

Các bài viết cùng tác giả hay cùng chủ đề (NnQ sưu tầm).

Ngập úng ở TP Hồ Chí Minh! (16/06/2020)

Bịt miệng cống để thi công, nhà dân ngập tới cổ. (24/8/2011)

Ngập lụt tại TP Hồ Chí Minh – Hướng tiếp cận ‘mềm’ (Architecture, Sustainability, Housing, Urbanism, Interior – 28/02/2011)

3

Dâm tà và hậu hiện đại.

© Thụy Khuê.

Nguồn: Báo Việt Luận (06/23)

Hai bài viết mới đây của Đặng Thơ ThơTrần Thị NgH trên Da màu làm tôi chợt tỉnh, sau cơn mơ dài lao mình vào biên khảo, quần thảo với sự ngụy biện của các thừa sai, học giả, và thực dân, đã độc quyền thao túng lịch sử cận đại Pháp-Việt, trong hơn một trăm năm nay.

Sự lai tỉnh mang tính cách đớn đau và khâm phục, đặc biệt năm người phụ nữ mà NgH mô tả với hình ảnh đi kèm. Tôi thấy họ có nét giống chị tôi, người chị 16 tuổi, chạy loạn, tay dắt đứa em trai 7 tuổi, vai gánh bé gái 5 tuổi, là tôi. Một bên đòn là gánh gạo, bên kia là đứa nhỏ. Người con gái vị thành niên đi đất, mỗi bước năm ngón chân như năm gọng kìm quặp xuống bờ ruộng trơn như mỡ vì trời mưa và đêm tối, trăng đi vắng nên không có bom. Không hiểu chúng tôi đã đi trong bao đêm như thế từ vùng quê Nam Định lên Hà Nội. Chị tôi cũng không nhớ…

Đọc tiếp… TẠI ĐÂY

    ❖ Vua Gia Long Và Người Pháp (Thụy Khuê). Với độc giả yêu thích văn học, Thụy Khuê là cái tên quen thuộc. Bà từng nhiều năm phụ trách chương trình Văn Học Nghệ Thuật của đài RFI (Pháp), đồng thời là tác giả của nhiều tác phẩm phê bình – khảo cứu giá trị. Gần đây hơn, bà “lấn sân” sang sử học, khi cho xuất bản Vua Gia Long & Người Pháp: Khảo Sát Về Ảnh Hưởng Của Người Pháp Trong Giai Đoạn Triều Nguyễn, một sách tham khảo dày dặn, công phu (NM).

bia-sach-Vua-GiaLong-va-Nguoi-Phap

Bìa sách Vua Gia Long & Người Pháp. © sachkhaitri.

… Nhận thấy nhiều sai khác rất lớn giữa sử sách của vua quan nhà Nguyễn với sử sách mà các sử gia Phương Tây thời đó viết ra và có sức ảnh hưởng gần như tuyệt đối tới nhiều sử gia trong và ngoài nước trước đây cũng như sau này, Thụy Khuê đã tìm ra nhiều tư liệu lịch sử mới lưu trữ tại các tàng thư công, tư, tôn giáo ở Châu Âu (chủ yếu là ở Pháp), nhằm làm rõ có đúng là không có những người Pháp nói trên thì Nguyễn Ánh sẽ gặp vô vàn khó khăn khi chống lại Tây Sơn, thậm chí còn có thất bại…

Để có một bức chân dung đáng tin cậy về vị vua vị vua sáng lập lại nhà Nguyễn, chúng ta cần nhiều ống kính khác nhau, từ những nguồn khác nhau, những điểm đồng quy của các nguồn tư liệu này, sẽ cho ta bức chân dung đích thực của vua Gia Long… Thân mời đọc hay tãi về máy tác phẫm này @   TẠI ĐÂY

Leave a comment